Nhận định Ando Saeko

Trang Art in Asia cho biết Ando đã thành thạo nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam,[27] dù bà chưa bao giờ được đào tạo tranh sơn mài tại Nhật Bản.[19] Những tác phẩm của bà mô tả những khía cạnh của đời sống trong thế giới tự nhiên mà con người thường không chú ý đến.[28] Với kỹ thuật sử dụng sơn mài và sử dụng màu sắc, Ando sáng tạo ra những nhân vật "mê hoặc, mang trong mình những câu chuyện rất riêng". Cũng theo đó, Ando đã tạo ra những "ảo giác" trong kết cấu bằng cách sử dụng nhiều màu sắc và chất liệu trong những lớp màu phức tạp cho đến khi tác phẩm của bà giống với hình ảnh ba chiều.[5] Ando chọn cách thể hiện sơn mài phẳng (khác với sơn mài lồi lõm truyền thống của Việt Nam) vì muốn tôn vinh độ bóng của sơn mài Việt Nam.[29] Bà đã tạo ra cho sơn mài một góc nhìn mới "vừa cổ điển vừa hiện đại".[30] Một trang web nhận định các tác phẩm nghệ thuật của bà vốn không "tĩnh" mà mang đậm sự thay đổi khiến người xem phải suy ngẫm về sự nhất thời của tự nhiên.[31]

Mặc dù những chất liệu và kỹ thuật mà Ando sử dụng để sáng tác đều là của sơn mài Việt Nam, nhưng các nhà phê bình nghệ thuật cũng như cộng đồng nghệ sĩ đều công nhận rằng trong mỗi tác phẩm của bà đều có biểu hiện của tinh thần Nhật Bản.[5] Nhiều người đánh giá tranh của Ando đậm phong cách Nhật nhưng được thể hiện qua kỹ thuật sơn mài của Việt Nam.[6] Một người quản bảo tàng nghệ thuật tại Luân Đôn đã gọi điện mong muốn được mua bức "Bông tuyết thiên hà" của Ando và còn nói "khả năng truyền cảm của chất liệu sơn tự nhiên đã hàn gắn tâm hồn tôi."[32]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ando Saeko http://www.artinasia.com/institutionsDetail.php?vi... http://www.simonpilling.co.uk/artists/AndoSaeko.ht... http://hanoimoi.com.vn/ban-in/Van-hoa/640616/chuye... https://heritagevietnamairlines.com/nang-luong-tu-... https://www.japantimes.co.jp/life/2017/12/09/peopl... https://www.vn.emb-japan.go.jp/itpr_ja/20221209ani... https://vnexpress.net/nhat-ban-qua-tranh-son-mai-2... https://web.archive.org/web/20221222172252/https:/... https://web.archive.org/web/20230129124451/https:/... https://web.archive.org/web/20230129124501/https:/...